CHƠI ĐỂ HỌC
Học
ngoại ngữ thú vị
và
mau tiến bộ hơn với
DUOLINGO
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của
tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế. Tuy nhiên, nếu biết thêm một hoặc vài ngôn
ngữ phổ dụng nữa, chẳng hạn như tiếng Pháp, Đức hay Tây Ban Nha, thì sẽ rất hữu
ích. Điều này sẽ giúp bạn truyền đạt chính xác thông điệp của mình cũng như tạo
thêm cảm tình trong mắt những người không thạo tiếng Anh hoặc thích nói tiếng
mẹ đẻ của họ hơn!
Nếu trình độ Anh ngữ đã tương đối khá,
thì từ nay bạn sẽ có thể tự học thêm tiếng Pháp, Đức hay Tây Ban Nha mọi lúc,
mọi nơi một cách cực kỳ hiệu quả với sự trợ giúp trên cả tuyệt vời của “gia sư”
Duolingo!
Hấp lực dễ nhận ra nhất của giải pháp
e-learning hoàn toàn miễn phí này chính là phương pháp kích thích sự đam mê nghiên
cứu và tạo ra động lực cho học viên. Trong Duolingo, bạn học mà cũng như đang
chơi game nhập vai! Sau khi được cung cấp một nền tảng kiến thức vững chắc, bạn
sẽ bắt đầu chinh phục những thử thách bằng nhiều loại hình trắc nghiệm thú vị.
Nếu chiến thắng, bạn sẽ được thưởng điểm và tăng cấp. Ngược lại, bạn sẽ phải
học từ đầu.
Duolingo cũng sẽ rèn luyện cả 4 kỹ năng
ngôn ngữ cùng lúc nhằm tạo ra sự phát triển toàn diện cho bạn. Không chỉ có
vậy, bạn còn được giao lưu hoặc thi tài với nhiều người khác để thúc đẩy sự
cạnh tranh lành mạnh trong học tập. Đó có thể là những người mà bạn rất thân
hoặc thậm chí là bất kỳ ai mới quen trong các mạng xã hội.
Duolingo có số lượng bài học khổng lồ
và bao quát gần như mọi mặt của cuộc sống hàng ngày. Nếu kiên trì học tập, thì
tôi tin chắc rằng bạn sẽ mau chóng thành công. Sau đây là phần hướng dẫn chi
tiết cách sử dụng Duolingo trên cả máy tính lẫn điện thoại di động.
A.
SỬ DỤNG DUOLINGO TRÊN MÁY TÍNH:
1.
Đăng ký tài khoản người dùng miễn phí:
Duolingo cho phép bạn thực hiện điều
này bằng 1 trong 3 cách: sử dụng tài khoản Facebook sẵn có, tài khoản Twitter
sẵn có hoặc tạo mới một tài khoản Duolingo độc lập.
Nếu chọn sử dụng tài khoản Facebook
hoặc Twitter sẵn có, thì bạn chỉ cần đăng nhập 1 trong 2 tài khoản này trước,
sau đó mới truy cập trang chủ của Duolingo tại đây rồi nhắp chuột vào nút Connect to Facebook hoặc Connect
to Twitter. Một hộp thoại mới sẽ xuất hiện. Hãy chọn nút Log In with Facebook. Hộp thoại Connected to Facebook sẽ xuất hiện (xem
hình 1).
Hình 1
Bạn sẽ đứng trước 7 sự lựa chọn về học
tập bao gồm: bạn đã biết tiếng Anh và dùng nó để học tiếng Tây Ban Nha (I want to learn Spanish), bạn đã biết
tiếng Anh và dùng nó để học tiếng Đức (I
want to learn German), bạn đã biết tiếng Anh và dùng nó để học tiếng Pháp (I want to learn French), bạn đã biết
tiếng Anh và dùng nó để học tiếng Bồ Đào Nha (I want to learn Portuguese (Beta)), bạn đã biết tiếng Tây Ban Nha
và dùng nó để học tiếng Anh (Quiero
aprender inglés (yo sé español)), bạn đã biết tiếng Bồ Đào Nha và dùng nó
để học tiếng Anh (Quero aprender inglês
(eu sei português (Beta)) hoặc bạn đã biết tiếng Ý và dùng nó để học tiếng
Anh (Voglio imparare inglese (io parlo
italiano (Beta)).
Kế tiếp, bạn hãy thay đổi địa chỉ
e-mail (nếu muốn), đặt một tên người dùng trong ô Pick a username, thiết lập mật khẩu trong ô Pick a password rồi chọn nút Complete
profile để bắt đầu sử dụng dịch vụ Duolingo.
Hiện nay, do hầu hết các mạng xã hội,
trong đó có Facebook và Twitter, rất khó truy cập tại Việt Nam vì bị chặn từ đầu nguồn
(gateway)! Và không phải người dùng nào cũng biết cách “vượt ải”. Vì vậy, theo
tôi, bạn nên đăng ký một tài khoản Duolingo độc lập để sử dụng cho “chắc ăn”!
Từ trang chủ của Duolingo tại đây, bạn hãy chọn
mục Sign up with email trong vùng Sign up for Duolingo nằm ở đáy trang
rồi thực hiện các bước tiếp theo như cách sử dụng tài khoản Facebook hoặc
Twitter đã nói ở trên.
2.
Khai thác những tính năng chính của Duolingo:
Trong lần đầu tiên sử dụng, hộp thoại Welcome to Duolingo sẽ xuất hiện để
hướng dẫn bạn làm quen phương pháp tự học và ôn tập trên Duolingo. Hãy chọn nút
Start tour và làm theo mọi yêu cầu
để hoàn tất giai đoạn tìm hiểu này.
Lưu ý: Duolingo sẽ
không cho bạn “chạy trốn” bài học nhập môn này cho đến khi nào bạn hoàn thành thì
mới thôi! Vì một nguyên nhân nào đấy mà bạn không thể qua được bài học vỡ lòng,
thì bạn có thể “chơi ăn gian” bằng cách dùng mẹo nhỏ như sau. Hãy nhập vào địa
chỉ http://www.duolingo.com trên thanh
địa chỉ (Address bar) của trình duyệt Web rồi gõ phím Enter. Ngay lập tức, bài học này sẽ kết thúc cho dù bạn vẫn chưa
làm xong!
Kế tiếp, giao diện trang chủ tài khoản
của bạn sẽ xuất hiện (xem hình 2). Thanh công cụ nằm ở góc trên bên trái màn
hình sẽ giúp bạn khai thác một số tính năng phổ biến bao gồm: trở về trang chủ
(Home), tranh tài phiên dịch với
những người dùng Duolingo khác trên toàn thế giới (Translations), thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ với
cộng đồng (Community), kết quả rèn
luyện kỹ năng dùng từ của bạn (Vocabulary),
tìm và kết bạn học để tăng thêm thú vị (Follow
people) và sử dụng Duolingo trên điện thoại di động (Mobile).
Thanh công cụ nằm ở góc trên bên phải
màn hình sẽ giúp bạn thay đổi một số thiết lập quan trọng (nhắp chuột vào tên
đăng nhập rồi chọn mục Settings, cho
biết trạng thái học tập hoặc dùng để thay đổi ngôn ngữ cần học.
Để sử dụng ảnh đại diện (avater), bạn
hãy nhắp chuột vào ảnh đại diện mặc định của Duolingo, chọn nút Edit profile, chọn nút Browse… trong mục Profile picture, tìm đến tập tin ảnh dùng làm avatar, nhắp chuột
vào biểu tượng của nó rồi chọn nút Open.
Khi cần đăng xuất tài khoản, bạn hãy
nhắp chuột vào tên đăng nhập rồi chọn mục Logout.
Để tái đăng nhập, từ trang chủ của Duolingo, bạn hãy nhập tên đăng nhập hoặc
địa chỉ e-mail đã dùng để đăng ký tài khoản vào ô Username or email, khai báo mật khẩu trong ô Password rồi chọn nút Login.
Hình 2
Khu vực rộng lớn nằm ở bên trái của
giao diện sẽ liệt kê mọi bài học theo sơ đồ hình cây. Bạn sẽ bắt đầu bằng nhóm bài
học số 1 của cấp độ Sơ cấp 1 (Basics 1). Hãy đưa con trỏ chuột lên biểu tượng
của nhóm bài học này để xem thông tin chi tiết, chẳng hạn như mô tả ngắn gọn
chủ đề của các bài học, số bài học cần phải hoàn tất trước khi sang nhóm bài kế
tiếp và một vài từ mẫu.
Bạn cũng có thể đoán được phần nào chủ
đề của từng nhóm bài học bằng cách quan sát biểu tượng của nó. Những nhóm bài
học bị làm mờ và có gắn biểu tượng ổ khóa là những nhóm bài mà bạn chưa học
hoặc chưa thể vượt qua. Duolingo cũng cho phép bạn học kiểu nhảy cấp. Hãy nhắp
chuột vào biểu tượng có hình lỗ khóa màu cam để chuyển nhanh đến một cấp độ yêu
thích bất kỳ nếu thấy rằng mình có “nội công thâm hậu” đủ để chinh phục mọi thử
thách!
Khu vực nằm ở góc trên bên phải sẽ hiển
thị ảnh đại diện của bạn, cho biết cấp độ hiện tại của bạn và số lượng bạn học.
Bên dưới sẽ là thanh diễn tiến cho biết kết quả học tập hiện hành và sự tiến bộ
hàng tuần. Vùng Compete with your
friends là nơi xếp hạng thi đua giữa bạn và những học viên khác mà bạn đã
“thách đấu”.
Ngay khi nhắp chọn một nhóm bài học,
thì một trang Web mới sẽ xuất hiện. Nó sẽ liệt kê tất cả những bài học bắt buộc,
giữa chặng sẽ là cột mốc đã học xong (Learned)
và đích đến sẽ là chiếc cúp vô địch Mastered!
Đừng nên bỏ qua những bí quyết học tập được trình bày trong vùng Tips. Bạn cũng có thể thảo luận về
những điều này trong thẻ Discussion.
Một bài học trong Duolingo thường có
khá nhiều cách dạy, trắc nghiệm và ôn tập để phát triển cùng lúc cả 4 kỹ năng
ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết). Tất cả sẽ được trình bày với độ khó tăng dần.
Hãy chọn nút Check để kiểm tra kết
quả học tập (đúng là Correct còn sai
là Wrong) rồi chọn nút Continue để tiếp tục. Nếu bí, thì bạn
có thể chọn mục Don’t know the answer? –
skip để được dạy lại hoặc được cho một bài tập khác.
Số lượng trái tim màu đỏ nằm ở góc trên
bên phải cũng chính là số lần bạn được phép phạm lỗi tối đa. Nếu quá số lần quy
định này, thì bạn sẽ phải học lại từ đầu! Bạn sẽ hoàn tất bài học khi thanh
diễn tiến có màu xanh lá cây hoàn tất số vạch được yêu cầu, thường sẽ trải qua
20 yêu cầu nếu làm đúng tất cả.
Remember…sẽ giúp bạn luyện phát âm giọng chuẩn, ghi nhớ chính
tả và ngữ nghĩa của một từ mới. Translate…
sẽ kiểm tra khả năng dịch thuật của bạn đối với những nội dung vừa được học
trong phần Remember… Click record and say sẽ kiểm tra kỹ
năng phát âm của bạn (hãy nhắp chuột vào nút Record để thu âm giọng đọc của bạn rồi chọn nút Stop). Bạn nên đọc chậm rãi, to và rõ
thì Duolingo mới có thể chấm điểm được. Và nên học ở nơi yên tĩnh để nguồn thu
không bị nhiễu vì tạp âm.
Listen
and type… sẽ rèn luyện kỹ năng nghe
và viết chính tả. Hãy nhập vào nội dung vừa nghe. Bạn cũng có thể sử dụng bàn
phím ảo của Duolingo để nhập những mẫu tự đặc biệt. Nút slower sẽ giúp bạn nghe đọc với tốc độ chậm hơn. Enter… sẽ yêu cầu bạn nhập vào một nội
dung mô tả đối với một nhóm ảnh được cho. Select
the missing word… là loại hình trắc nghiệm bằng cách lựa chọn câu trả lời
đúng nhất từ danh sách các đáp án được cung cấp.
Trên đây chỉ là một vài loại hình trắc
nghiệm phổ biến trong Duolingo. Sẽ còn rất nhiều bài tập thú vị nữa đang chờ
bạn khám phá đấy! Bạn cũng có thể đăng ký “thi cuối khóa” ngay lập tức mà không
cần phải “đi học” bằng cách chọn nút Test
out of this skill nằm ở góc trên bên phải (xem hình 3).
Hình 3
Kết thúc một bài học, bạn sẽ bắt gặp
biểu tượng có hình tròn màu xanh dương ghi chữ Practice nằm ở phía trước biểu tượng của nhóm bài học. Đây là bài
kiểm tra có thưởng (điểm) và cũng sẽ tính giờ (xem hình 4). Nếu trả lời đúng,
thì bạn sẽ được cộng thêm giờ và cộng điểm. Hãy gõ phím Enter để gởi câu trả lời của bạn. Bạn cũng có thể chọn chế độ không
tính giờ nhưng cũng chỉ có tối đa 3 lần làm sai (bấm nút Practice without a timer). Bạn chỉ có 30 giây để “làm vốn”. Vì vậy,
hãy nhanh chóng đưa ra câu trả lời và ấn nút Coninue để tiết kiệm thời gian!
Hình 4
B.
SỬ DỤNG DUOLINGO TRÊN ĐIỆN THOẠI:
Cách sử dụng Duolingo trên smartphone
là hoàn toàn tương tự như trên máy tính. Tuy nhiên, trước khi dùng, bạn cần
phải cài đặt phần mềm Duolingo (phiên bản mới nhất là 1.0.2, có dung lượng là
11,1 MB, tương thích tốt với iPhone 3GS/4/4S/5, iPod Touch thế hệ 3/4/5, iPad
và hệ điều hành iOS từ 5.0 trở lên) tại đây.
LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN
(baonguyen10101976@gmail.com)
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.