Tuesday, November 5, 2013

Những chiếc tủ lạnh độc nhất vô nhị!

[VIP] 168
VUI LẠ ĐÓ ĐÂY


Những chiếc tủ lạnh độc nhất vô nhị!

Không chỉ đơn thuần là một thiết bị gia dụng quan trọng, những chiếc tủ lạnh này còn thể hiện được đẳng cấp sáng tạo của những nhà thiết kế hàng đầu thế giới.




Tủ lạnh có vỏ trong suốt


Tủ lạnh dạng ngăn kéo


Tủ lạnh có khu vực làm lạnh bia nhanh


Tủ lạnh kiêm giá gác 


"Tủ lạnh" mini ngay trên xe hơi


Tủ lạnh... xếp được


Tủ lạnh có màn hình dự báo thời tiết


Tủ lạnh được thiết kế độc quyền dành cho Google

LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN
(Theo Oddity Central)

Cuộc “hôn nhân” viên mãn giữa makeup và Photoshop!

[VIP] 166
THẾ GIỚI QUA VIDEO CLIP


Cuộc “hôn nhân” viên mãn giữa makeup và Photoshop!

Bằng cách phối trộn mọi tuyệt chiêu của cá nhân cả về kỹ thuật trang điểm lẫn đồ họa máy tính, bậc thầy về xử lý ảnh này đã biến một cô gái với nhiều hạn chế trở thành một mỹ nhân hoàn hảo! 



Mời bạn khám phá đôi tay tài hoa của nhóm làm việc này thông qua đoạn phim ngắn được sử dụng hiệu ứng thời gian trôi nhanh (Timelapse) dưới đây.


LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN
(Theo Oddity Central)

Cái gì đây? (Kỳ 4)

[VIP] 165
CÁI GÌ ĐÂY?


Cái gì đây? (Kỳ 4)

Một quả bom khổng lồ ư? Quả thật nguy hiểm nếu đúng vậy. Tuy nhiên, chủ nhân của nó lại rất tự hào và cũng luôn muốn được ở cạnh! Sao lại có chuyện quái lạ thế nhỉ?!




Thật ra, đây là một bộ bàn ghế dùng cho phòng khách. Mỗi khi cần dùng, bạn chỉ cần tháo rời các module của quả “bom” này. Và để tiết kiệm không gian trong nhà, sau khi tiếp khách xong, bạn có thể dễ dàng lắp nó trở lại kiểu dáng như ban đầu. Quả là một phát kiến thú vị về trang trí nội thất!

LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN
(Theo Oddity Central)

Upload video clip từ iPhone hoặc iPad lên You Tube

[VIP] 163
TIN HỌC CHO MỌI NGƯỜI


YOUTUBE CAPTURE 1.2 (YC):
Upload video clip từ iPhone hoặc iPad lên You Tube

Mặc dù Apple đã chính thức không cho phép người dùng upload video clip trực tiếp từ iPhone hoặc iPad lên You Tube, song Google đã “lách” qua “khe cửa hẹp” để bạn vẫn có thể làm được điều này thông qua một ứng dụng mới nhất mang tên You Tube Capture (YC).


Cách sử dụng của YC cũng khá đơn giản. Trước tiên, bạn cần đăng nhập dịch vụ You Tube thông qua tài khoản Google, kích hoạt tính năng quay phim của camera trên iPhone hoặc iPad, thiết lập chất lượng xuất video là 420 hoặc 720 ảnh điểm, tiến hành thu hình nội dung mà bạn muốn chia sẻ rồi lưu lại đoạn phim này.
  

Kế tiếp, bạn có thể biên tập video cơ bản trước khi chia sẻ (hiệu chỉnh màu sắc, giảm rung lắc, cắt xén nội dung vừa quay, chèn lời bình hoặc lồng nhạc nền), thiết lập cấp độ riêng tư của video clip, lựa chọn đối tượng chia sẻ rồi chọn nút Share để chính thức upload đoạn phim này lên You Tube, Google+, Facebook hoặc Twitter (có thể upload cùng lúc cả 4 dịch vụ và mạng xã hội này).  

Phiên bản YC 1.2 của Google có dung lượng 28,2 MB, tương thích tốt với nhiều mẫu iPhone/iPad/iPad Mini/iPod Touch sử dụng hệ điều hành iOS từ 5.0 trở lên và hiện được cung cấp miễn phí tại đây.

LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN
(baonguyen10101976@gmail.com)

Tìm nhanh e-mail dựa vào dung lượng hoặc theo thời gian

[VIP] 161
TIN HỌC CHO MỌI NGƯỜI


Tìm nhanh e-mail
dựa vào dung lượng hoặc theo thời gian

Đây cũng là 2 trong số những tính năng mới nhất được tích hợp vào dịch vụ thư điện tử Gmail dưới dạng các toán tử độc đáo mà công cụ Advanced Search hiện vẫn chưa thể đáp ứng tốt. Bằng cách sử dụng những hàm hoặc cú pháp tìm kiếm nâng cao này, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm e-mail một cách nhanh chóng và chính xác hơn bao giờ hết!


Để tìm nhanh những e-mail có dung lượng lớn hơn 500 KB (tính luôn cả những tập tin đính kèm), bạn chỉ cần nhập vào ô nhận từ khóa câu lệnh size:500000 (đơn vị tính ở đây sẽ là byte, 1 MB = 1.000.000 byte (làm tròn)) rồi gõ phím Enter. Nếu dùng từ khóa là larger:5MB, thì Gmail sẽ tự động lọc ra mọi e-mail có dung lượng lớn hơn 5 MB (đơn vị tính ở đây đã được viết tắt bằng chữ thay vì là số như ở cú pháp size:). Hãy dùng từ khóa là smaller:5MB nếu muốn Gmail chỉ hiển thị những e-mail có dung lượng nhỏ hơn 5 MB (xem ảnh minh họa).
  

Để tìm nhanh những e-mail đã được gởi cách đây hơn 1 năm, thì bạn sử dụng câu lệnh older_than:1y. Có thể thay đổi đơn vị thời gian là ngày (đổi chữ y thành chữ d) hoặc tháng (chữ m). Từ khóa newer_than thì cho kết quả ngược lại. Nếu muốn tìm kiếm chính xác hơn, thì bạn hãy sử dụng câu lệnh before (trước) hoặc after (sau) một thời điểm cụ thể nào đó. Ví dụ: với câu lệnh after:2012/01/15 before:2012/11/15, thì Gmail sẽ lọc ra những e-mail được gởi sau 0:00 ngày 15/1/2012 và trước ngày 15/11/2012.

LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN
(baonguyen10101976@gmail.com)

Làm “trực tiếp truyền hình” với USTREAM

[VIP] 160
TIN HỌC CHO MỌI NGƯỜI


Làm “trực tiếp truyền hình” với
USTREAM
  

Chỉ với một chiếc máy tính, một đường truyền Internet ổn định, một Webcam và một trình nhắn tin tức thời (Yahoo! Messenger) hoặc phần mềm hỗ trợ thoại video (Skype) là bạn đã có thể phát đi hình ảnh của mình đến với một người dùng khác ở khắp nơi trên thế giới! Tuy nhiên, nếu muốn làm một chương trình trực tiếp truyền hình cá nhân để phục vụ cho một số lượng lớn khán giả giống như những nhà đài chuyên nghiệp, thì bạn sẽ phải cần đến một dịch vụ phát suốt, chẳng hạn như USTREAM.

Với ứng dụng trực tuyến độc đáo này, bạn sẽ dễ dàng tạo ra những kênh “phát sóng” mang tính ứng dụng cao. Đó có thể là một buổi học qua mạng, một hội thảo từ xa, một bữa tiệc, một trận đấu bóng đá hay một buổi biểu diễn văn nghệ!

Ưu diểm dễ nhận ra nhất của USTREAM đó là không cần cài đặt phần mềm (nếu dùng desktop hoặc laptop), hỗ trợ mọi thiết bị có thể dùng làm Webcam (điện thoại di động, máy tính bảng hay máy quay phim kỹ thuật số), cho phép tùy biến nhiều thông số phát quan trọng, có thể vừa phát vừa thu hình, được phép thiết lập đối tượng khán giả, hỗ trợ làm kênh truyền hình cá nhân có thu phí người xem, cho phép khán giả tương tác với bạn bằng nhiều cách khác nhau, được quyền lên lịch phát sóng trực tiếp hoặc tự động phát lại cùng nhiều tính năng đặc sắc khác! Sau đây là phần hướng dẫn chi tiết cách sử dụng USTREAM trên máy tính.


1.      Đăng ký tài khoản người dùng USTREAM:

USTREAM cho phép bạn thực hiện điều này bằng 1 trong 2 cách: sử dụng tài khoản Facebook sẵn có hoặc tạo mới một tài khoản USTREAM độc lập.

Nếu chọn sử dụng tài khoản Facebook sẵn có, thì bạn cần đăng nhập  tài khoản này trước, sau đó mới truy cập trang chủ của USTREAM tại đây, nhắp chuột vào mục Login / Signup nằm ở góc trên bên phải màn hình (nằm ngay sau nút Go live!) rồi chọn nút Sign In with Facebooktrong hộp thoại Sign In to Ustream.

Một trang Web mới sẽ xuất hiện dưới dạng cửa sổ popup mang tên Log into Ustream. Từ hộp thả xuống nằm bên dưới dòng chữ Who can see posts this app makes for you on your Facebook timeline, bạn hãy xác định những đối tượng sẽ nhìn thấy bản tin giới thiệu về chương trình “truyền hình trực tiếp” USTREAM của bạn trên Facebook timeline (Only Me: chỉ duy nhất mình bạn nhìn thấy, Friends: chỉ những ai có trong danh sách bạn bè, Public: tất cả mọi người hoặc Custom: tùy chọn những đối tượng cụ thể) rồi chọn nút Log In with Facebook để hoàn tất quá trình liên thông dịch vụ giữa USTREAM và Facebook.

Bạn cũng có thể đăng ký một tài khoản USTREAM độc lập. Hãy truy cập trang chủ của USTREAM tại đây, nhắp chuột vào mục Login / Signup nằm ở góc trên bên phải màn hình (nằm ngay sau nút Go live!) rồi chọn mục You can also create an account without Facebook trong hộp thoại Sign In to Ustream.

Hãy điền vào đầy đủ và chính xác những thông tin được yêu cầu trong biểu mẫu Sign Up bao gồm: địa chỉ e-mail hiện dùng (Email), tên đăng nhập mong muốn (Username), mật khẩu mong muốn (Password) và nhập lại mật khẩu (Retype Password), đánh dấu kiểm trước tùy chọn I agree to the Terms of Service and Privacy Policy rồi chọn nút Sign Up. Lưu ý: Mật khẩu phải có ít nhất là 1 ký tự in hoa và 1 con số.

Nếu đăng ký thành công, thì bạn sẽ bắt gặp dòng thông báo Thanks for signing up! Hãy chọn nút Get Started, mở hộp thư của bạn, mở bức thư có tiêu đề là Login information from Ustream với địa chỉ người gởi là

bạn truy cập trang chủ của USTREAM tại đây, nhắp chuột vào mục Login / Signup nằm ở góc trên bên phải màn hình (nằm ngay sau nút Go live!) rồi chọn nút Login.
                  
2.      Khai thác những tính năng chính của USTREAM:

Để thuận tiện hơn cho việc sử dụng, bạn cần dành ra một chút thời gian để tìm hiểu chi tiết về giao diện trang chủ của USTREAM (xem hình 1).

Nút Explore thuộc thanh công cụ nằm ở góc trên bên trái của trang chủ tài khoản sẽ giúp bạn khám phá những chương trình “truyền hình” đã được phân loại bao gồm tin tức (News), giải trí (Entertainment), thể thao (Sports), thế giới động vật (Animals & Wildlife), âm nhạc (Music), công nghệ (Technology), trò chơi (Games) và giáo dục (Education). Chữ LIVE màu đỏ nằm trên ảnh thumbnail sẽ cho biết đó là chương trình đang được trực tiếp. Còn chữ HIGHLIGHT được dùng để chỉ những chương trình phát lại đã được tuyển chọn và biên tập.

Nút Upcoming sẽ giới thiệu những chương trình sắp được trực tiếp và cho phép bạn thiết lập tính năng báo nhắc (Remind Me). Nút You sẽ thống kê những fan chương trình của bạn (Following), những chương trình mà bạn đã xem lần gần nhất (Recently Watched) và danh sách bạn bè Facebook đã xem các chương trình của bạn (Friends). Vùng Today’s Spotlight sẽ giới thiệu những chương trình hay nhất trong ngày. 


Hình 1

Cửa sổ EXPAND VIDEO sẽ phát chương trình truyền hình mới nhất trên USTREAM với màn hình thu nhỏ. Hãy nhắp chuột vào nút EXPAND VIDEO để xem nội dung với màn hình toàn kích (full screen) cùng nhiều thông tin hữu ích khác có liên quan, chẳng hạn như tổng số fan hâm mộ chương trình này (con số nằm ở phía trước chữ followers), giới thiệu đôi nét về chương trình (Vùng About the show), những chương trình đã từng được phát của kênh cá nhân này (thẻ VIDEOS), những bình luận của người xem (thẻ SOCIAL STREAM) và cửa sổ tán gẫu trực tuyến với những người đang xem (thẻ CHAT). Hãy chọn nút Follow màu cam nếu như bạn muốn làm fan của kênh cá nhân đang xem.

Thanh công cụ của cửa sổ phát (kích hoạt bằng cách đưa con trỏ chuột máy tính lên một điểm bất kỳ trong cửa sổ xem phim) sẽ cung cấp nhiều tính năng hữu dụng, chẳng hạn như tăng/giảm âm lượng, ngắt tiếng, tua lại, thay đổi độ phân giải để xem tốt nhất với tốc độ đường truyền Internet hiện tại của bạn, thay đổi chế độ và kích cỡ màn hình phát, chia sẻ chương trình đang xem với bạn bè qua mạng xã hội Facebook, Twitter, dùng link rút gọn Media URL của USTREAM hoặc nhúng đoạn mã phát của chương trình đang xem vào Web site hoặc trang blog của bạn. Con số nằm ngay phía sau biểu tượng hình con mắt ở góc dưới bên trái của màn hình phát sẽ giúp bạn biết nhanh số lượng người đang xem chương trình/tổng số lượt xem (xem hình 2). 
  

Hình 2

Đã đến lúc bàn về cách tạo một kênh trực tiếp truyền hình cá nhân trên USTREAM. Từ trang chủ của tài khoản, bạn hãy nhắp chuột vào ảnh đại diện (avatar) của mình nằm ở góc trên bên phải màn hình, chọn mục Dashboard, nhắp chuột vào nút Create a Channel nằm ở góc trên bên trái màn hình (bên dưới dòng chữ Pick a title for your new channel), đặt một tên mới cho kênh sắp được tạo lập trong hộp thoại Create a Channel, chọn nút Create, chọn một nhóm kênh mong muốn trong mục Category của vùng Channel Info, gán nhãn (để dễ tìm kiếm) trong ô Channel Tags, thay đổi ảnh đại diện cho kênh trong mục Channel Picture, giới thiệu đôi nét về kênh này trong vùng About rồi chọn nút Save.

Nếu tạo kênh thành công, thì bạn sẽ bắt gặp dòng thông báo Jump to Your Channelnằm ở góc trên bên trái màn hình. Hãy chọn nút Go To Channel để mở ngay kênh vừa được thiết lập. Lúc này, màn hình chỉ toàn màu đen vì bạn chưa kích hoạt tính năng “phát sóng” trực tiếp. Bạn cũng thấy chữ OFF AIR (có nghĩa là “mất sóng”) nằm ở góc dưới bên phải của cửa sổ phát.

Để bắt đầu “trực tiếp truyền hình”, bạn hãy kết nối Webcam với máy tính (nếu là Webcam gắn ngoài, còn Webcam của laptop thì sẽ được tự động kích hoạt khi cần thiết) hoặc chạy chương trình có liên quan nếu Webcam này có sử dụng các bộ lọc và hiệu ứng đặc biệt, chẳng hạn như CyberLink YouCam.

Kế tiếp, bạn hãy nhắp chuột vào nút Go live! nằm ở góc trên bên phải màn hình, đánh dấu kiểm trước tùy chọn nằm bên dưới dòng chữ You need to confirm the following settings before you broadcast, xác lập ngày tháng năm sinh của bạn rồi chọn nút Next.

Cửa sổ mới mang tên Ustream.Tv sẽ xuất hiện (xem hình 3). Từ hộp thoại Adobe Flash Player Settings, bạn hãy chọn nút có biểu tượng hình microphone để lựa chọn microphone, kiểm tra tín hiệu và tăng/giảm âm lượng theo ý muốn, chọn nút có biểu tượng hình Webcam để xác lập Webcam dùng để phát sóng, chọn tiếp Allow rồi chọn nút Close.
  


Hình 3

Bạn cũng dễ dàng tái thiết lập mọi tùy chọn nói trên bằng cách nhắp chuột vào nút có biểu tượng hình bánh răng rồi thay đổi các thông số có liên quan trong vùng INPUT. Vùng ADVANCED sẽ giúp bạn chuyển đổi qua lại giữa 2 độ phân giải màn hình là cao (chọn nút On trong mục High resolution) hoặc thấp (Off), tỷ lệ màn hình (Ratio) và chất lượng phát (Quality, chỉ chọn chất lượng cao nhất nếu Internet hiện dùng của bạn cũng có tốc độ cao). 

Thẻ Share là nơi cho phép nhập mô tả ngắn gọn nội dung mà bạn muốn chia sẻ với các fan của mình (nội dung mặc định cũng có chứa link phát Webcam để bạn có thể thông báo với bạn bè). Thẻ Chatlà nơi để bạn trò chuyện cùng người xem. Vùng Your URL cho biết link dùng để xem kênh hiện hành. Đây cũng là địa chỉ để mọi người đều có thể xem được Webcam của bạn.  

Bạn cũng có thể tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến người xem hoặc một trò chơi trắc nghiệm kiến thức có liên quan đến chương trình sắp phát sóng trực tiếp của mình. Hãy chọn chiếc nút nằm ngay cạnh biểu tượng có hình bánh răng, đặt câu hỏi thăm dò trong ô question, đáp án trong các ô answer, chọn nút Add another answer để thêm một câu trả lời khác rồi chọn nút Start poll để bắt đầu. Hãy chọn nút Stop poll bất cứ khi nào bạn muốn kết thúc cuộc thăm dò hoặc chọn nút Remove poll để xóa nó.

Sau khi đã hài lòng với mọi thiết lập, bạn hãy nhấn nút Start Broadcast để chính thức “lên sóng”. Hãy chọn nút Stop Broadcast khi muốn dừng “phát sóng” chương trình trực tiếp của mình. Nếu có tổ chức cuộc thăm dò, thì nó sẽ xuất hiện trước để người xem bình chọn. Sau đó USTREAM mới chính thức phát hình Webcam. Lúc này, chữ OFF AIR (có nghĩa là “mất sóng”) nằm ở góc dưới bên phải của cửa sổ phát sẽ được thay đổi bằng chữ LIVE(đang trực tiếp).

Lưu ý: Tùy thuộc vào tùy chọn về chất lượng phát và tốc độ của kết nối Internet tại thời điểm phát, mà hình ảnh và âm thanh có thể bị trễ đôi chút (lag) so với thực tế. Để đạt đến chất lượng phát theo thời gian thực (real-time), kết nối Internet của bạn phải có tốc độ upload tối thiểu từ 2 Mb/giây trở lên để phát hình ảnh đạt chuẩn HD!

Bạn cũng có thể thu hình chương trình đang được trực tiếp bằng cách chọn nút Start Record. Hãy chọn nút Stop Recordđể dừng thu, đặt tên cho video clip này trong ô Give your video a descriptiive title, mô tả ngắn gọn về nội dung của nó trong ô You can add further description, đánh dấu kiểm trước tùy chọn Private nếu muốn video clip này mang tính riêng tư rồi chọn nút Save video.

Để xem lại video clip vừa thu, bạn hãy nhắp chuột vào ảnh đại diện (avatar) của mình nằm ở góc trên bên phải màn hình, chọn mục Dashboard, chọn mục Channel nằm ở góc trên bên trái màn hình (nằm dưới mục Overview Premium Services) rồi chọn tiếp mục Video.

Video clip vừa quay sẽ xuất hiện trong thẻ Videos. Bạn sẽ được USTREAM cho phép lưu trữ tối đa là 10 GB đối với mọi video clip. Nếu muốn lưu trữ không giới hạn, thì bạn phải đăng ký sử dụng 1 trong 4 gói dịch vụ có thu phí. Hãy nhấn nút Play để xem lại video clip. Nút Edit sẽ giúp bạn biên tập đoạn phim này (sửa tên, thay đổi tính riêng tư, upload lên You Tube, download về máy tính,  v.v…). Để xóa video clip đang xem, bạn hãy chọn nút Delete.

3.      Giới thiệu những tính năng cao cấp của USTREAM:

Hầu hết đều nằm trong vùng Channel của Dashboard bao gồm: cập nhật thông tin về kênh hiện hành hoặc xóa kênh (mục Info), lên lịch phát tự động cho kênh hiện hành (Events), phát những video clip đã được thu lần gần nhất hoặc phát một slideshow ảnh cá nhân để “trám nội dung” khi bạn chưa có chương hình trực tiếp nào mới (Off Air), thay đổi giao diện trang chủ (DesignIFrames), quản lý mã nhúng (Embed), thiết lập tính riêng tư cho kênh hiện hành (Advanced), thống kê số lượng người xem và lượt xem (Metrics), gắn logo của bạn vào cửa sổ phát Webcam (Branding), mở rộng trang hiển thị kênh (Extensions) và sử dụng một ứng dụng từ phía thứ ba để quản lý việc phát sóng của USTREAM (Remote). Vùng Account sẽ giúp bạn cập nhật mọi thiết lập về tài khoản, trong đó có việc thay đổi mật khẩu.

4.      Sử dụng USTREAM trên smartphone và tablet:

Cách sử dụng là hoàn toàn tương tự như trên máy tính. Tuy nhiên, trước khi dùng, bạn cần phải cài đặt phần mềm chuyên dụng hoàn toàn miễn phí.

Đối với iPad, iPhone và iPod Touch, thì bạn cần cài đặt phần mềm Ustream Broadcaster (phiên bản mới nhất là 2.1, có dung lượng là 11,3 MB, tương thích tốt với hệ điều hành iOS từ 4.0 trở lên) tại đây.

Đối với smartphone và tablet sử dụng hệ điều hành Android, thì bạn cần cài đặt phần mềm Ustream tại đây.

LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN
(baonguyen10101976@gmail.com)

Ấm đun… Wi-Fi đầu tiên trên thế giới!

[VIP] 159
SẢN PHẨM HAY


IKETTLE:
Ấm đun… Wi-Fi đầu tiên trên thế giới!

Bạn đang làm việc trên máy tính và chợt thèm một tách cà phê hoặc một tô mì gói để lót dạ lúc về khuya? Nhưng bạn lại không muốn đứng dậy vì cần làm gấp cho xong việc và bạn cũng chẳng thể nhờ ai đi đun nước hộ? Với iKettle, bạn có thể dùng chiếc smartphone để ra lệnh từ xa!

Cách sử dụng của iKettle cũng khá đơn giản. Trước tiên, bạn cần cài đặt phần mềm tặng kèm rồi kết nối chiếc ấm đun độc đáo này vào mạng Wi-Fi trong nhà.


Kế tiếp, bạn hãy lựa chọn 1 trong 4 chế độ đun nước tiền lập đó là 65oC, 80oC,  95oC hoặc 100oC rồi chọn nút kích hoạt. iKettle sẽ tự động ngắt điện ngay khi đạt được nhiệt độ mong muốn hoặc sẽ không hoạt động nếu phát hiện lượng nước hiện có trong ấm không đảm bảo an toàn. Khả năng giữ ấm của nó sau khi đun là rất tốt.
  


Nó cũng có chế độ tự động báo nhắc đun nước khi đến một thời điểm mà bạn đã xác lập, chẳng hạn như ngay khi bạn thức giấc vào buổi sáng, thường pha trà sau buổi ăn trưa hoặc uống cà phê lúc đêm về khuya. Bạn vẫn có thể đun nước bằng cách ấn thủ công các nút trên chiếc đế kiêm bộ thu tín hiệu sóng Wi-Fi của iKettle.

iKettle có thể đun đến 1,8 lít nước, được làm bằng thép không gỉ, có cả bộ lọc tháo lắp dễ dàng, tay cầm ấm mềm mại nhưng cách nhiệt tốt, tương thích với Wi-Fi các chuẩn 802.11 b/gx (giao thức bảo mật WPA/WPA2) và hiện đang được chào hàng qua mạng với giá khoảng 3,3 triệu đồng tại đây.

Mời bạn khám phá sự thú vị và độc đáo của chiếc ấm đun này thông qua đoạn phim ngắn tại đây.

LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN
(Theo The Coolest Gadgets)

Nhúng pin mặt trời vào… màn hình cảm ứng

[VIP] 158
CÔNG NGHỆ MỚI


WYSIPS CRYSTAL:
Nhúng pin mặt trời vào… màn hình cảm ứng

Phát kiến đầy táo bạo và mang tính đột phá cao này sẽ mang lại cho công nghệ thu hoạch năng lượng một viên pin sơ-cua gắn trong đầu tiên trên thế giới! Hãng công nghệ Sunpartners (Rousset, Pháp) cho biết phiên bản thành phẩm của Wysips Crystal sẽ có khả năng tạo sinh quang năng nhanh hơn và pin lượng tích trữ cũng được nhiều hơn so với nguyên mẫu hiện tại.

Wysips Crystal là một tấm pin mặt trời siêu mỏng (dày chỉ 500 micron, 0,5 mm) và sẽ là lớp trên cùng của chủng loại màn hình cảm ứng thế hệ mới. Bên dưới nó sẽ là lớp màn hình cảm ứng truyền thống và 2 lớp cuối cùng sẽ đóng vai trò cải thiện chất lượng hiển thị cũng như kết nối với các bộ phận khác của chiếc smartphone. Wysips Crystal hấp thu đến 90% lượng ánh sáng đi qua nó và cũng không ảnh hưởng gì đến chất lượng hiển thị của màn hình cảm ứng.
  


Khi chiếc điện thoại thông minh của bạn sắp hết pin, thì bạn chỉ cần đưa màn hình cảm ứng tiếp xúc với mọi nguồn sáng (cả tự nhiên hoặc nhân tạo, chẳng hạn như dưới ánh đèn neon). Dưới ánh sáng mặt trời, sau mỗi 10 phút “tắm nắng”, loại màn hình cảm ứng này sẽ tạo sinh được khoảng 5 mW/cm2 (tương đương với 2 – 5 phút đàm thoại). Sunpartners cho biết con số này sẽ còn tiếp tục được cải thiện không ngừng trong thời gian tới và sẽ đủ tạo ra hấp lực ngay khi xuất hiện trên thị trường.

Hiện tại, Wysips Crystal đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và đề nghị hợp tác đầu tư. Nó cũng vừa được gã khổng lồ TCL Communications (Trung Quốc) kiểm thử trên những mẫu smartphone Alcatel trong tương lai. Hy vọng rằng loại màn hình cảm ứng kiêm viên pin sơ-cua quang năng đầu tiên trên thế giới này sẽ được ứng dụng vào năm sau. Đoạn phim ngắn tại đây  sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của Wysips Crystal.  

Sunpartners bật mí Wysips Crystal sẽ có thể được nhúng vào màn hình cảm ứng (LCD, OLED, giấy điện tử, MEMS) của mọi thiết bị (basic phone, smartphone, tablet, laptop) với kích cỡ từ 3,5 - 13,3 inch!  

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vào năm 2030, lượng điện tiêu thụ của các thiết bị di động sẽ chiếm đến 10% nhu cầu về năng lượng của cả thế giới! Vì vậy, những giải pháp thu hoạch năng lượng sạch và xanh từ cả ánh sáng tự nhiên lẫn nhân tạo, chẳng hạn như Wysips Crystal, sẽ không chỉ có thể giảm thiểu áp lực cho nhà đèn, góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp cho pin của smartphone ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn.  

LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN
(Theo Trend Hunter)

NOMOPHOBIA: Sự thật và liệu pháp

[VIP] 157
CUỘC SỐNG SỐ


NOMOPHOBIA:
Sự thật và liệu pháp


Sau nghiện Net và nghiện game, thế giới số lại vừa phát hiện thêm một “căn bệnh” mới và được định danh là nomophobia! Đâu là những biểu hiện của nó? Liệu nomophobia có gây ảnh hưởng nghiêm trọng? Và để điều trị tận gốc, thì bạn nên bắt đầu từ đâu? 


1.      NOMOPHOBIA LÀ GÌ?

Theo định nghĩa của Đại Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, thì nomophobia có thể được tạm hiểu như là hội chứng nghiện sử dụng điện thoại di động, giống như căn bệnh ở những người nghiện Net hay nghiện game. Nó sẽ khiến cho “bệnh nhân” luôn trong tình trạng bất an và căng thẳng nếu như họ cảm thấy rằng mình đang bị mất liên lạc với thế giới! Thuật ngữ này được viết tắt từ cụm từ No-mobile-phone phobia, sau một nghiên cứu của nhiều tổ chức có uy tín tại Vương quốc Anh.

Kết quả khảo sát mẫu ở 2.163 người Anh đã cho thấy, gần 53% người dùng mô-bai tại xứ sở sương mù này đã đứng ngồi không yên ngay khi họ bị mất điện thoại, hết pin, hỏng SIM, hết tiền, bị mất sóng và thậm chí cả khi không được ai đấy gọi điện hoặc nhắn tin! Tỷ lệ bệnh này ở nam giới nhỉnh hơn nữ giới một chút nhưng gần ngang nhau (58% so với 48%).  

Tuy nhiên, căn bệnh nói trên chưa thật sự trầm trọng như ở đảo quốc sư tử Singapore. Gần 49% người tham gia cuộc điều nghiên này đã tiết lộ rằng họ sẽ chẳng thể sống nổi nếu như không có điện thoại luôn ở bên cạnh! Cứ mỗi 171 thanh niên Singapore thì đã có đến 9 người luôn ăn ngủ cùng điện thoại theo kiểu 24/7 (mọi ngày và suốt tuần)! Ở Việt Nam, mặc dù chưa có một cuộc điều nghiên nào được thực hiện hoặc công bố, song căn bệnh mang tên nomophobia có thể được nhận diện rất dễ dàng, đặc biệt là ở giới trẻ.  

2.      HẬU QUẢ THẾ NÀO?

Nguy cơ đầu tiên phải kể đến đó là sự gia tăng tai nạn giao thông, nhất là khi lái xe hơi. Cho dù sử dụng chế độ rảnh tay hay một tay khi thoại thì khả năng gây ra va quẹt vẫn cao hơn gấp 4 lần nếu như không sử dụng mô-bai trong lúc cầm vô lăng! Người lái càng nghiện mô-bai thì càng dễ đi gặp… tử thần!

Tuy chưa có kết luận cuối cùng về tác hại của điện thoại, song việc mô-bai phát ra một lượng bức xạ vào đầu là có thật! Hệ thần kinh theo đó ít nhiều cũng bị ảnh hưởng và tổn thương nếu dùng điện thoại quá lâu, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên. Giảm thính lực hay bị suy yếu khả năng sinh con cũng là hai nguy cơ mà người nghiện mô-bai có thể sẽ phải đối mặt. Hơn nữa, sóng điện thoại có thể gây nhiễu cho một số thiết bị quan trọng tại bệnh viện hoặc trên máy bay.

3.      ĐÂU LÀ DẤU HIỆU?

Bạn có cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi điện thoại của bạn:

-          Yếu hoặc sắp hết pin?
-          Bị mất sóng?
-          Bị hư hỏng?
-          Bị thất lạc?
-          Bị đánh cắp?
-          Chưa bị mất nhưng cứ luôn lo sợ điều này xảy ra?

Nếu có quá nhiều câu trả lời là đúng thì xin được chia buồn cùng bạn vì bạn đã trở thành một bệnh nhân đang mắc phải hội chứng nghiện mô-bai!

4.      CHỮA TRỊ RA SAO?

Đã có khá nhiều cách tiếp cận được đề xuất. Nhưng hiệu quả nhất vẫn là sử dụng liệu pháp giải tỏa tinh thần thay vì phải dùng thuốc! Các chuyên gia về nomophobia cho rằng ý chí của bệnh nhân sẽ quyết định tất cả.

Ví dụ, hiện tại họ không thể rời xa chiếc điện thoại của mình, thì ngay từ lần chữa trị đầu tiên, cách tốt nhất là cắt giảm dần thời gian phải lệ thuộc vào mô-bai thay vì là phải từ bỏ thói quen này ngay lập tức. Có thể xem việc điều trị nomophobia như việc tập cai thuốc mà sự thành bại đa phần là do chính nghị lực của người hút quyết định.

Một số hoạt động khác cũng có thể giúp bạn thư giãn và xua đi “cơn nghiện” mô-bai đó là hít thở thật sâu, ngồi thiền hoặc vận động cơ thể bằng những môn thể thao mà mình yêu thích nhất. Nếu không thật sự cần thiết, thì đừng bao giờ chạm đến mô-bai! Hãy truy cập Web site Help Guide tại địa chỉ rút gọn là http://goo.gl/oLohhđể khám phá thêm những thông tin hữu ích có liên quan đến căn bệnh mới này.

LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN
(Tổng hợp từ Internet)

Net ở đâu nhanh nhất thế giới?

[VIP] 156
CON SỐ & SỰ KIỆN


Net ở đâu nhanh nhất thế giới?

Thật bất ngờ khi một siêu cường quốc vốn được xem là “cha đẻ” của Internet lại không có đến một nơi nào lọt vào Top 50 thành phố có tốc độ truy cập Internet nhanh nhất thế giới! Đây cũng là một phần trong bản báo cáo mới nhất của Akamai – nhà cung cấp các giải pháp về mạng giao dịch nội dung (CDN) hàng đầu thế giới.  


Xếp ở vị trí quán quân lại là một cái tên khá bất ngờ - Thành phố Taegu của Hàn Quốc – với tốc độ trung bình trong Quý IV năm 2011 là 21,8 Mb/giây! Năm vị trí tiếp theo vẫn thuộc về những thành phố của đất nước có món kim chi nổi tiếng. Từ hạng 7 cho đến hạng 50 gần như được thống trị bởi những thành phố của xứ sở “hoa anh đào”. Thành phố được xem là có tốc độ truy cập Internet nhanh nhất của Mỹ đó là Boston chỉ được xếp hạng thứ 51 với tốc độ 8,4 Mb/giây.
  

Bản báo cáo gây sốc của Akamai còn tiết lộ nhiều kết quả thú vị khác, chẳng hạn như mức độ thâm nhập và tốc độ kết nối trung bình của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, Libya là quốc gia có đến 52% cư dân Net của họ phải sử dụng kết nối dưới 256 Kb/giây! Đứng ở vị trí thứ 10 là Việt Nam (13%). Còn nếu xét trên quy mô toàn cầu, thì trên thực tế chỉ có khoảng 0,5% cư dân Net được thụ hưởng tốc độ kết nối nhanh (trên 5 Mb/giây)!

Bạn cũng có thể tham khảo bản báo cáo này và tải về những biểu đồ minh họa có liên quan tại đây.

LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN
(Theo Royal Pingdom)